Cách bốc bát hương về nhà mới dưới đây sẽ giúp bạn tiếp tục thờ cúng tổ tiên ông bà khi chuyển nhà mới. Vậy các bốc bát hương như thế nào là đúng cách, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Tuy nhiên không ít người hoang mang trước việc về nhà mới nên bốc bát hương như thế nào để không đắc tội với thần linh, không bất kính với người bề trên mà vẫn thể hiện lòng thành kính, tôn thờ của mình thể hiện được tín ngưỡng Đạo phật.
Xem thêm: bàn thờ dựa lưng vào cầu thang, vào bếp
Cách bốc bát hương về nhà mới

Thời điểm bốc bát hương
Tốt nhất là một đến một tháng khi về nhà mới.
Công tác chuẩn bị
- Về chất liệu thì phổ biến nhất và được nhiều gia chủ lựa chọn đó là bát hương bằng sứ. Nhưng nếu có điều kiện hoặc gia đình khá giả thì gia chủ có thể chọn bát hương bằng chất liệu cao cấp hơn như: đồng, vàng,… Tùy từng gia đình nhà gia chủ khác nhau mà chúng ta nên mua một hoặc ba bát hương.
- Vệ sinh bát hương: Khi mua bát hương về thường sẽ cí rất nhiều bụi bẩn bám dính do thời gian để lâu nên công tác vệ sinh là rất quan trọng. Trước tiên gia chủ nên kì cọ và rửa sạch cả bên trong lẫn bên ngoài. Lau chùi và để ráo nước. Sau khi đã khô nước thì tráng qua bằng rượu 40 độ . Làm như vậy vì theo Đạo phật thì rượu có tác dụng khử tà khí, khử uế.
- Chuẩn bị cốt bát hương: cốt bát hương gồm: tro trấu hay cát tinh khiết và túi cốt (túi cốt gồm:Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch Anh, Ngọc, Mã lão, Xà Cừ, san hô đỏ). Nên dùng tro của rơm nếp sẽ giúp khi cắm hương sẽ hạn chế được việc gãy chân hương và cắm hương dễ hơn.
- Chuẩn bị những thứ khác: cần chuẩn bị một tờ giấy vàng viết tên của gia chủ và người được thờ. Bộ thất bảo gồm: Vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu là những bảo vật được người xưa coi trọng và quý giá cũng cần phải chuẩn bị. Việc đưa bùa chú vào trong bát hương là điều cấm kị.
Nghi thức cúng bái, khấn gia tiên
- Trước khi bốc bát hương thì gia chủ cần xin gia tiên và các vị chư thần vì sao thì nói trong văn khấn( có thể là tự khấn hoặc nhờ thấy cúng). Việc chuẩn bị mâm cúng để bốc bát hương rất quan trọng và mang tính chât quyết định bởi lẽ nếu không chu toàn thì có thể động chạm đến thần linh và các vị chư hầu. Đối với những hành động khiếm nhã thì đây là tội rất nặng không những ảnh hưởng đến gia chủ bây giờ mà còn ảnh hưởng và mang theo hệ lụy về sau: ảnh hưởng công danh, tiền tài, tình duyên, việc hưởng lộc, tu tâm, tích đức, gia môn không được yên ổn….
Cách bốc bát hương về nhà mới

- Sau khi khấn, bái gia tiên cùng các vị chư hầu, gia chủ sẽ đổ bát hương cũ. Bát hương cũ nên cho vào túi vải đập nhỏ và đem chôn nơi yên vắng tránh vứt xuống ao, hồ, sông, suối…. vì làm như vậy không được sạch và làm ô nhiễm môi trường.
- Khi làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới, gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương. Người bốc có thể là gia chủ hay là thầy cúng bốc thay cũng có thể bốc bát hương tại chùa( tuy nhiên gia chủ bốc vẫn là tốt nhất). Đối với người bốc bát hương thì cần rửa sạch tay chân, tắm rửa sạch sẽ rồi mới được tiến hành bốc.
- Bốc lần lượt từng nắm tro cốt vào trong bát hương, đếm số năm theo vòng tuần hoàn của kiếp người: sinh, lão, bệnh, tử. Khi gần đầy miệng bát hương thì người bốc dừng lại ở số “sinh”. Bốc bát hương cần lưu ý vừa bốc vừa dùng ta lắc nhẹ để tro cốt dàn đều, tuyệt đối không nên dùng tay nén xuống, miệng vừa khấn nhỏ: “chúng con là……………xin bốc bát hương gia chủ……………”. Hầu như mọi nhà đều bốc ba bát hương: bát to nhất để thờ: thần linh, thổ địa, thổ công, bát bên trái thờ: ông mãnh hoặc bà cô, bát bên phải thờ: gia tiên, tổ tiên (lưu ý: tránh để nhầm các bát hương với nhau)
- Sau khi bốc xong người bốc đọc mật chú gia thất để an vị bát hương.
- Trong một tuần đầu khi bốc bát hương, bát hương cần được an vị ngay trên bàn thờ. Vào buổi sáng nên thắp một nén hương, thay cốc nước mới.
Trên đây là cách bốc bát hương về nhà mới để tránh những hoang mang, lo lắng khi gia chủ về nhà mới. Mong những thông tin trên sẽ có ích cho bạn.Đừng quên cập nhật thêm những thông tin mới tại banthotreotuong.net.vn nhé.