Cách cúng ngày vía thần tài được xem là nghi thức rước về tài lộc và may mắn cho mỗi gia chủ. Vậy Cúng Thần Tài nên cúng gì? Cách chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài đầy đủ? Để giải đáp những thắc mắc này các bnaj hãy tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Theo quan niệm dân gian, mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài, những người buôn bán, kinh doanh thường làm lễ cúng để cầu may mắn, tài lộc.Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài để cầu xin mua may bán đắt, tiền bạc sung túc.
Xem thêm: Cách cúng đưa ông Táo về trời
Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2021
Mâm cúng ngày vía Thần Tài gồm những thứ sau đây:
• Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.
• Lễ vật thường mua: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt. Dân gian cũng truyền rằng, Thần Tài rất thích món heo quay, chuối chín vàng.
• Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
• Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
• Ngoài ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, mọi người vẫn chọn mùng 10 âm lịch hàng tháng để cúng Thần tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó.
Trong cách cúng Thần Tài mùng 10 chúng ta cần chú ý những việc sau:
• Đầu tiền là phải chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.
• Tiếp đó, các gia chủ thường ngày đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa và trưng thờ nải chuối chín vàng.
• Dân gian cũng quan niệm tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần tài. Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần tài không được dùng vào việc khác.
Ngoài ra các bạn nên chuẩn bị một bài khấn để cúng vía Thần Tài để thể hiện lòng thành tâm của mình.
Những lưu ý sau cách cúng ngày vía Thần Tài
Sau khi thực hiện cách cúng ngày vía thần tài, để đảm bảo nghi thức đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta nên:
• Đồ cúng bằng muối và gạo thì bạn phải giữ lại trong nhà cho có lộc.
• Rượu và nước khi đã cúng sau thì bạn phải đem tưới xung quanh nhà.
• Khi cúng vía Thần Tài xong xuôi các bạn nên mang đi thụ lộc bánh kẹo cho mọi người xung quanh
• Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.
Lau sạch sẽ bàn thờ hoặc có thể tắm cho Thần Tài để cho mát mẻ và tăng thêm linh thiêng sẽ giúp bạn may mắn hơn. Cũng theo kinh nghiệm của những người buôn bán, làm ăn kinh doanh thì mỗi khi có việc gì đó thì họ thường thắp hương cầu xin Thần Tài những gì mình sắp làm đến để được suôn sẻ, may mắn hơn.
Trên đây là bài viết giải đáp đến bạn cách cúng ngày vía Thần Tài nên cúng gì? Cách chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài đầy đủ. Mong rằng từ những thông tin trên đây của banthotreotuong.net.vn, bạn có thể thực hiện cúng bàn thờ đúng cách theo truyền thống.