Cách cúng ông Công ông Táo không còn là điều xa lạ đối với nhân dân Việt Nam suốt từ thời từ xưa đến nay nhưng cách cúng ông Công ông Táo thì vẫn là một điều khó khăn đối với mọi người. Trong bài viết dưới đây, banthotreotuong.net.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cúng ông Công ông Táo chuẩn phong thủy nhất.
Theo tín ngưỡng của các ông cha thời xa xưa, lễ đưa ông Công ông Táo được làm rất long trọng. Theo truyền thuyết mà người xưa kể lại vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công ông Táo sẽ dùng cá chép là phương tiện lên trời để báo cáo việc với Ngọc Hoàng. Theo dân gian kể lại thì chúng ta nên cúng ông Công, ông Táo bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.
Dưới đây sẽ là các thông tin cần thiết để cúng ông Công, ông Táo. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn về cách cúng ông Công, ông Táo và sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong tục của nhân dân Việt Nam từ xa xưa đến bây giờ. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Cách cúng về nhà mới
Đầu tiên của việc cúng ông Công, ông Táo là việc chuẩn bị những lễ vật, lễ cúng ông Công, ông Táo bao gồm:
- Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc : ý là hai mũ của đàn ông và một mũ của đàn bà. Mũ dành cho ông Táo phải có hai cánh chuồn chuồn còn mũ bà thì không cần có. Có thể chỉ cần mua mũ ông Táo ( mũ có cánh chuồn) để tượng trưng.
- Cá chép vàng hoặc đỏ: người xưa kể lại cá chép chính là một phương tiện để ông Táo di chuyển về trời. Ở miền Bắc nước ta, người ta còn cúng cá chép trong một thau nước mang một ngụ ý “Cá chép hóa rồng” còn ở Nam bộ thì người ta lại hay dùng cá chép giấy.
- Tiền Vàng .
- Một chiếc áo ( áo của ông Táo hoặc bà Táo tránh lấy sai áo ).
- Một đôi hia giấy.
Nếu như gia đình nhà bạn có nhiều trẻ con có thể cúng bằng một con gà luộc, lưu ý gà luộc này là con gà mới lớn như vậy sẽ mang ngụ ý là cầu ông Táo có thể bẩm báo với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ đó lớn lên thông minh, tràn đầy nghị lực và hiên ngang như con gà mới lớn vậy.
Tiếp theo việc quan trọng khi cúng ông Công, ông Táo là mâm cỗ chúng ta cần chuẩn bị. Mâm cúng ông Công, ông Táo gồm:
- Thịt heo luộc
- Đĩa rau xào
- Xôi gấc
- Giò heo
- Trái cây ( đặc biệt là trái cây tươi, không bị hỏng hay thối một phần), trà rượu, rau cần,…
- Hành muối
- Gà luộc( hoặc gà quay )
- Cá chép nướng ( thường thì miền Nam cúng cá lóc nướng )
- Bánh trưng
- Chả giò
Ngày nay thì mâm cỗ trong cách cúng ông Táo đã được giảm nhiều, không quá cầu kì như ngày xưa và cũng không ép buộc phỉa đầy đủ như trên, có thể thay thế bằng các loại. Nếu đơn giản hơn nữa thì có thể chỉ cần chuẩn bị 3 món.
Chọn thời gian cúng
Việc quan trọng thứ ba khi cúng ông Công, ông Táo là thời gian khi cúng phải sao cho hợp lí, tránh để quá giờ cúng hoặc trước giờ cúng quá sớm.
Theo như phong thủy thì lễ cúng ông Táo tốt nhất là trước vào lúc 12 giờ ngày 23 tháng Chạp bởi vì chúng ta phải cúng trước thời gian ông Táo về trời chầu với Ngọc Hoàng. Sau khi cúng lễ xong chúng ta phải nhanh chóng thả cá chép sống sông, ao, hồ,…gần nhà để chúng có thể nhanh chóng trở ông Táo về trời.
Văn khấn
Thứ tư đó là cần phải biết khi cúng ông Công, ông Táo là phải văn khấn cùng ông Táo. Chúng ta có thể mời các thầy cúng , bà cúng về đọc và đặc biệt mỗi miền của đất nước hoặc mỗi nơi đều có một lời cúng khác nhau nên chúng ta đặc biệt phải lưu ý về vấn đề này.
Những điều cấm kị trong cách cúng ông Công ông Táo
Thứ năm là những việc chúng ta nên hạn chế hoặc cấm kị trong khi cúng ông Công, ông Táo
+Trước khi đọc kinh phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàn, nghiêm túc, kín đáo và lịch sự không được quá hở han hoặc cơ thể bốc mùi khi cúng.
+Không đặt mâm cúng dưới bếp
+ Không thả cá chép trên một độ cao xuống
+Không cúng sau 12 giờ
……
Phía trên là những thông tin về cách cúng ông Công, ông Táo. Mong rằng nhưng thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu về phần lễ nghi của mọi năm. Đừng quên ghé thăm banthotreotuong.net.vn nếu có nhu cầu mua bàn thờ nhé.