Cách tỉa chân nhang, kéo chân nhang chính xác nhất

Cách tỉa chân nhang, cách kéo chân nhang dưới đây sẽ giúp bạn tỉa chân nhang mà không phạm phải những điều đại kị, ảnh hưởng đến thần linh, tổ tiên và các vị chư hầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Lễ ông công ông táo là thời điểm mà mọi gia đình đều lau dọn bàn thờ gia tiên. Mọi người đều lo sắm sửa và làm các nghi lễ trang trọng để đưa ông Công ông Táo về trời.Trong đó, nghi lễ không thể thiếu và không kém phần quan trọng chính là nghi lễ tỉa chân nhang (hương).

Thời điểm tỉa chân nhang (hương)

Theo thường lệ thì việc dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang thường được thực hiện sau khi đã làm lễ cúng ông Công ông Táo về trời. Làm như vậy hàm ý là chúng ta dọn dẹp chỗ ngồi của ông Công ông Táo, các cụ sau một năm dài. Việc làm ấy thể hiện tấm lòng thành kính, sự hiếu thuận và tâm ý của gia chủ đối với các vị thần linh, các vị chư hầu và gia tiên nhà mình của gia chủ.
cách tỉa chân nhang
cách tỉa chân nhang
Thực chất không ai quy định việc nên tỉa nhang trước hay sau nhưng người Việt ta thường làm vậy với hàm ý sau khi lên chầu trời về thì chỗ ngồi của ông Công ông Táo được sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên, nếu cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp thì tuyệt đối không nên tỉa chân nhang. Còn nếu cúng đúng ngày thì hoàn toàn có thể. Việc lựa chọn thời gian tỉa chân nhang tùy thuộc vào từng vùng miền bởi không có quy định chung và khái niệm đúng hay là sai ( thời gian tốt nhất: 11h trưa và 5h tối) Tránh 12h, 1h trưa và 6h tối.

Chọn người tỉa chân nhang

Bất cứ người nào trong gia đình cũng có thể tỉa chân nhang. Nhưng tốt nhất nên để gia chủ tức người đàn ông trong gia đình tỉa. Tuy nhiên, nếu người đàn ông không có sự nghiệp hoặc tiền đồ thì nên để người phụ nữ. Với phụ nữ đến ngày thì tuyệt đối không nên làm việc này. Nói tóm lại ai làm cũng được nhưng cần phải thành tâm và cẩn thận. Người được chon trước khi tỉa chân nhang cần tắm rửa sach sẽ.

Cách tỉa chân nhang

Chuẩn bị trong cách tỉa chân nhang

Những thứ chuẩn bị trong cách kéo chân nhang năm 2021 cần phải là đồ sạch và mới.

  • Rượu gừng mới: gừng phải là gừng tươi mới, không sứt mẻ hoặc dùng rồi. Rửa sạch giã nhuyễn đổ vào rượu mới mua.
  • Nước hoa có thể có thể không
  • Một tờ giấy( báo), mảnh vải sạch.
  • Hai cái khăn sạch, mới
  • Chậu nước sạch

Cách tỉa chân nhang chi tiết 

  • Bước 1: thắp hương xin phép tỉa nhang: con xin tỉa nhang các ngài tạm lánh sang một bên để con dọn dep. Chờ hương cháy hết thì tiến hành. Nếu như cúng ông Công ông Táo vẫn còn thì bạn không cần thắp nữa chỉ cần khấn là được rồi.
  • Bước 2: để tờ giấy hoặc tấm vải sạch vừa chuẩn bị gần bát hương để đựng hương sau khi tỉa. Nhẹ nhàng đưa tay nhẹ nhàng rút hương từ bát hương ra. Khi rút tránh làm tro bắn tung tóe ra ngoài bàn thờ. Lưu ý là hạn chế tối đa việc làm xê dịch đồ bàn thờ đến mức tối đa nhé. Rút xong bạn nên để lại các số lẻ chân nhang như (3/5/7)
  • Bước 3: đổ rượu gừng ra chậu. Nhúng khăn sạch vào nhẹ nhàng lau bàn thờ bà bên ngoài bát hương. Nếu có nước hoa thì thêm vào cho thơm.
  • Bước 4: sau khi lau xong bạn có thể xin lau các đồ khác như chén, bình hoa… Đặt hết vaod chậu mang đi rửa sạch và lau khô. Với chén thì dùng nước ấm tráng và không lau.
  • Bước 5: cuối cùng gói lại giấy đựng nhang hoặc mảnh vải đem ra hóa thành tro rồi đem thể nơi sông suối sạch sẽ không bị ô nhiễm.
cách kéo chân nhang năm 2021
cách kéo chân nhang năm 2021

Lưu ý trong cách tỉa chân nhang 

  • Nếu nhà có bàn thờ Phật, ảnh Phật thì không nên lau bằng rượu mà nên lau bằng nước hoa hồng thấm vào khăn sạch.
  • Nên giữ lại 1/3 đất cát bên trong bát hương.
  • Nên giữ 3 chân hương năm cũ.
Trên đây là cách tỉa chân nhang (hương) và một số lưu ý nhỏ giúp bạn tỉa chân hương đúng cách mà không lo thất lễ với thần linh. Hãy tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích tại banthotreotuong.net.vn nhé.